Tủ Chè Khảm Ốc Tích Tam Quốc - Khảm Liên Chi - Hàng Ký Kiểu .

Thông tin mô tả
Một món đồ đẹp xứng đáng để mời các Bác thưởng ngoạn . 
Đây là chiếc tủ chè em đã mua được cách đây hơn 1 năm , em để trên tầng 3 của nhà , cũng có nhiều Bác tới nhà xem nhưng em đều nói là không giao lưu , vì thực sự để tìm được 1 chiếc tủ chè đẹp tầm này ở thời điểm này là rất khó kiếm . 

Chiếc tủ chè được khảm ốc liên chi , phần nguyên liệu ốc xà cừ được tuyển chọn vô cùng kĩ , là những miếng ốc sâu màu , già dặn và giá trị nhất . Chất ốc đã quý như vậy , may mắn hơn nữa là lại gặp được đúng người thợ giỏi nghề , các chi tiết cắt tmềm mại , sắc nét và liền lạc , những chi tiết sen lọng được làm đầy đủ, kĩ thuật đạt tới đỉnh cao của nghề khảm ốc . 

Tủ đã đóng được một thời gian vì vậy phần gỗ và phần ốc đều đã ổn định và ngả màu thời gian rất đẹp . 
Thành Trung mời các Bác xem hình ảnh chi tiết của Tủ : 
 
Tấm hình tổng thể cho ta thấy phom tủ này rất đẹp các Bác ạ , chân cong , bệ tủ dày và những chi tiết đục chạm, những đường vo chỉ kết hợp lại rất hài hòa và tinh tế : 
 
Hình ảnh đôi cánh số 1 :  Chất ốc đỏ lửa - vàng chanh và xanh ngọc kết hợp lại rất đẹp . 
 
Điển tích “ Tam cố thảo lư” nói về Lưu Bị khi dựng nghiệp mưu đồ khôi phục nhà Hán rất cần người hiền tài, ông đã cùng hai em kết nghĩa là Quan Vân Trường và Trương Phi, ba lần gội gió tuyết, mưa sa đến lều cỏ trên đồi Ngọa Long cầu người học trò cày ruộng là Gia Cát Lượng ( Khổng Minh). Cảm mến ân đức của Lưu Bị, Khổng Minh đã xuống núi ( hạ sơn) hết lòng trung quân ái quốc, bình thiên hạ giúp cho việc tạo lập nên Nhà Thục, tạo thế chân kiềng chống lại hai nhà Ngụy và Ngô ở Trung Quốc.

Tùy vào từng gia đình khác nhau mà sẽ chọn cho mình một cách chơi phù hợp với hoàn cảnh, gia đạo. Tỷ như gia đình có truyền thống hiếu học mong muốn con cháu đỗ đạt làm quan thì chơi tích “ Văn vương cầu hiền – Tam cố thảo lư”.
 

Cũng như những món đồ khảm ốc cao cấp khác , người nghệ nhân có sự sắp đặt ốc rất tinh tế , sự phối màu đỏ , vàng chanh , xanh ngọc và có 1 tán cây màu xanh non - tất cả mọi thứ tạo lên sự phân cảnh rõ ràng , không bị rối mắt . 
 
 
 

Những căn nhà , phiến đá , tán cây san sát nhau nhưng không hề bị lộn xộn , mỗi vật đều có sự cách điệu về chi tiết và màu sắc : 
 
Điển tích Lã Vọng Câu Cá ( Cụ Khương Tử Nha ngồi câu cá )   : 
Khương Thái Công, tức Khương Thượng, sống vào đầu thời nhà Chu, còn gọi là Khương Tử Nha, là công thần giúp Chu Văn Vương, Chu Võ Vương diệt nhà Thương.

Lúc Khương Thượng không được Chu Văn Vương trọng dụng đã ẩn cư tại một nơi bên bờ sông Vị thuộc tỉnh Thiểm Tây, khu vực thuộc cai quản của thủ lĩnh Chu tộc là Cơ Xương (tức Chu Văn Vương). Ông hy vọng Cơ Xương chú ý đến mình, qua đó tạo dựng sự nghiệp
Ngày ngày Khương Thượng đi thả câu bên sông Vị. Thông thường những người đi câu cần câu phải có lưỡi câu và móc mồi câu rồi thả xuống nước, lừa cá đớp mồi. Nhưng lưỡi câu của Khương Thượng lại thẳng tắp và không có mồi câu, cũng không thả chìm xuống nước mà để cách mặt nước tới hơn ba thước. Ông vừa giơ cao cần tre vừa lẩm bẩm: “Cá muốn sống à, nếu bọn ngươi muốn thì hãy tự mắc vào cần câu đi!”

Cho đến một hôm, Chu Văn Vương ngồi xe, dẫn theo con trai cùng binh lính đi săn ở bờ bắc sông Vị. Khi tạt ngang bất ngờ Chu Văn Vương thấy bộ dạng câu cá kỳ lạ của Khương Thượng thì không thể không chú ý, thế rồi lệnh cho tùy tùng đến xem thử. Tùy tùng đến bên cạnh Khương Thượng nhưng Khương Thượng không thèm nhìn, vẫn vừa bình thản câu cá vừa lẩm bẩm: “Câu này, câu này, cá không cắn câu, tôm tém đến quấy rối!”
Sau khi Chu Văn Vương nghe người lính bẩm cáo lại liền phái một viên quan to đến hỏi dò, nhưng Khương Thượng vẫn không để ý, miệng vẫn lẩm bẩm: “Câu này, câu này, cá lớn không cắn câu, cá nhỏ đừng quấy rối!”

Sau khi viên quan trở ra bẩm cáo với Văn Vương, lúc này Văn Vương mới chợt hiểu ra, cảm thấy kẻ đi câu này có thể là bậc hiền tài liền đích thân đến thăm hỏi. Sau khi nói chuyện mới biết thì ra chính là Khương Thượng, một người tài giỏi, tinh thông binh pháp.
Văn Vương vui mừng nói: “Khi tổ phụ còn sống từng nói với ta rằng sẽ có một người hiền tài đến giúp Chu tộc hưng thịnh. Thì ra chính là Ngài. Tổ phụ của ta đã trông mong Ngài từ rất lâu rồi”. Nói xong, Văn Vương liền mời Khương Thượng lên xe rồi cùng hồi cung.
Vì Khương Thượng là người mà tổ phụ của Văn Vương trông ngóng từ lâu, nên sau đó mọi người đều gọi ông là Thái Công Vọng; trong dân gian gọi ông là Khương Thái Công.

Sau này Khương Thái Công phò tá Văn Vương hưng bang lập quốc, còn giúp Võ Vương tiêu diệt triều Thương vô đạo. Được Võ Vương phong đất Tề, thực hiện nguyện vọng dựng công lập nghiệp.
                                                      ---------------------------
Nói thêm :
Nói về điển tích “Câu cá chờ thời” của Khương Thái Công chỉ cho mọi người thấy được đức tính kiên nhẫn của người làm việc lớn.
Dù đã ngoài 80 tuổi không tham làm quan vì thấy thời thế thay đổi, nhưng cách sống kiên nhẫn để đợi thời cơ làm nên sự nghiệp lớn của ông khiến cho hậu thế ai cũng phải kính trọng, nể phục. Có thể nói đó là một giai thoại hết sức hào hùng, to lớn.

 
 
Phần hoa góc cũng được cắt tvô cùng mềm mại và tinh tế : 
 
 
Nghệ thuật cắt tcủa nghệ nhân làm bản thân mình rất khâm phục , những nét cắt mềm mại , uốn lượn mà không bị nứt gãy :
 
 

Phần chân tủ được cẩn lão mai cài thọ rất ý nghĩa : 
 

Lèo nho sóc có ý nghĩa là cầu chúc cho gia chủ con đàn cháu đống và phúc lộc đầy đủ . 
 
Chất ốc vàng chanh , xanh lục đã ngả màu thời gian nhìn thực tế rất đẹp các Bác ạ : 
 

 

 
Chiếc lèo được khảm chất ốc đẹp vì vậy làm nổi bật chiếc tủ lên rất nhiều : 
 
 


Hàng em Giao Lưu và có trách nhiệm vận chuyển tận nhà trên toàn quốc cho các Bác : 

Khi giao hàng tới tận nhà cho các Bác ,  miền Bắc , miền Nam hay miền Trung  ,  luôn luôn  có người nhà của chúng tôi đi cùng hàng hóa  để đảm bảo sự an toàn  và có trách nhiệm phục vụ chu đáo cho  các Bác   . Nên các Bác có thể yên tâm khi giao lưu .


Các bác trên phố có nhu cầu mua bán , trao đổi thanh lý đồ gỗ xưa, cũ, ( Không mua đồ đồng ) vui lòng liên hệ :.

Website giao lưu :http://www.dogoxuavanay.vn/
Website chia sẻ kiến thức : http://kienthuccovat.com/


Email : dogoxuavanay@yahoo.com.vn

DĐ: 097 567 6327 Hoặc 0988 650 427

Số Tài khoản :Số Tài khoản : 6130 2051 30964 Chủ tài khoản Phạm Văn Trung - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh An Sương - TP.Hồ Chí Minh
Góp ý
Đăng bởi: Thành Trung (Trung tâm giao lưu Đồ Gỗ xưa )
Địa chỉ: 84K - Đường Phan Văn Hớn ( Gần Ngã 3 Giồng) - Xã Xuân Thới Thượng- Hóc Môn - SG, HCM
Ngày đăng tin: 18:32 03/06/2019
Ngày cập nhật: 20:31 21/04/2022
Báo cáo